Nhà Minh Danh_sách_hoàng_hậu_Trung_Quốc

Hoàng đếThứ tựHoàng hậuTên thậtChức vịThời gian tại vịGhi chú
Minh Thái Tổ
Chu Nguyên Chương
Hiếu Từ Cao Hoàng hậuMã Tú AnhChính thất

Hoàng hậu

1368 – 1382Hoàng hậu duy nhất của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương và là Hoàng hậu đầu tiên của triều đại nhà Minh. Nhiều sử sách chứng minh rằng Hiếu Từ Cao Hoàng hậu không thể sinh nở được, nên Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đã lấy con của những phi tần khác trong hậu cung để cho Hoàng hậu nuôi dưỡng làm con của mình:
Minh Huệ Đế
Chu Doãn Văn
Hiếu Mẫn Nhượng Hoàng hậuMã Ân TuệHoàng thái tôn phi

Hoàng hậu

1399 – 1402Hoàng hậu duy nhất của Minh Huệ Đế Chu Doãn Văn. Khi Minh Thành Tổ Chu Đệ đánh Nam Kinh, bà tự thiêu và chết trong cung. Sinh mẫu của:
  • Hòa Giản Thái tử Chu Văn Khuê
  • Nhuận Hoài vương Chu Văn Khuyên
Minh Thành Tổ
Chu Đệ
Nhân Hiếu Văn Hoàng hậuTừ thịYến vương phi

Hoàng hậu

1402 – 1407Hoàng hậu duy nhất của Minh Thành Tổ Chu Đệ. Sinh mẫu của:
Minh Nhân Tông
Chu Cao Sí
Thành Hiếu Chiêu Hoàng hậuTrương thịYến vương thế tử phi

Hoàng thái tử phi

Hoàng hậu

Hoàng thái hậu

Thái hoàng thái hậu

1424 – 1442Hoàng hậu duy nhất của Minh Nhân Tông Chu Cao Sí. Sinh mẫu của Minh Tuyên Tông Chu Chiêm Cơ, Việt Tĩnh vương Chu Chiêm Dung, Tương Hiến vương Chu Chiêm Thiện, Gia Hưng công chúa. Tổ mẫu của Minh Anh Tông Chu Kỳ Trấn và Minh Đại Tông Chu Kỳ Ngọc. Bà là vị Hoàng thái hậuThái hoàng thái hậu đầu tiên tại vị của triều đại nhà Minh, cũng là vị Hoàng thái hậu nhiếp chính công khai đầu tiên của triều đại này. Bà nhiếp chính cho cháu trai là Minh Anh Tông Chu Kỳ Trấn khi vị Hoàng đế này lên ngôi chỉ vừa 8 tuổi vào năm 1435. Bà có sự ảnh hưởng lớn đến Minh Anh Tông Chu Kỳ Trấn trong việc chính sự mãi cho đến khi qua đời.
Minh Tuyên Tông
Chu Chiêm Cơ
1Cung Nhượng Chương Hoàng hậuHồ Thiện TườngHoàng thái tôn phi

Hoàng thái tử phi

Hoàng hậu

1426 – 1428Hoàng hậu đầu tiên của Minh Tuyên Tông Chu Chiêm Cơ. Do không được sủng ái và cũng không sinh được người con trai nào nên bị phế truất, nhưng về sau được Minh Anh Tông Chu Kỳ Trấn truy phong thụy hiệu làm Cung Nhượng Thành Thuận Khang Mục Tĩnh Từ Chương Hoàng hậu. Sinh mẫu của:
  • Thuận Đức công chúa
  • Vĩnh Thanh công chúa
2Hiếu Cung Chương Hoàng hậuTôn thịHoàng thái tôn trắc thất

Quý phi

Hoàng hậu

Hoàng thái hậu

1426 – 1462Hoàng hậu tại vị thứ hai của Minh Tuyên Tông Chu Chiêm Cơ. Sinh mẫu của:
3Hiếu Dực Chương hoàng HậuNgô thịHiền phi

Hoàng thái hậu

Thụy phongLà sinh mẫu của Minh Đại Tông Chu Kì Ngọc. Được triều Nam Minh thụy phong với thụy hiệu là Hiếu Dực Ôn Huệ Thục Thận Từ Nhân Khuông Thiên Tích Thánh Chương Hoàng hậu.
Minh Anh Tông
Chu Kì Trấn
1Hiếu Trang Duệ Hoàng hậuTiền thịTú nữ

Hoàng hậu

Hoàng thái hậu

1442 – 1468Hoàng hậu duy nhất của Minh Anh Tông Chu Kỳ Trấn và là đích mẫu của Minh Hiến Tông Chu Kiến Thâm. Trong thời gian Minh Anh Tông Chu Kỳ Trấn bị cầm tù ở Mông Cổ, bà từng bán hết tài sản riêng, cầu Trời Phật phù hộ cho Minh Anh Tông Chu Kỳ Trấn. Do khóc nhiều và đau khổ, bà bị bệnh, liệt một chân và bị mù.
2Hiếu Túc hoàng hậuChu thịCung nhân

Quý phi

Hoàng thái hậu

Thái hoàng thái hậu

Thụy phongphi tần của Minh Anh Tông Chu Kỳ Trấn. Sinh mẫu của Minh Hiến Tông Chu Kiến Thâm, Sùng Giản vương Chu Kiến Trạch và Trùng Khánh công chúa. Tổ mẫu của Minh Hiếu Tông Chu Hữu Đường. Bà là người ngoa độc hẹp hòi, được biết đến vì bịt đường hầm mộ của Hiếu Trang Duệ Hoàng hậu, chính thất của Minh Anh Tông Chu Kỳ Trấn, không cho Hiếu Trang Duệ Hoàng hậu hợp táng cùng. Bấy giờ vì bà là thân phận phi tần dù sinh ra Hoàng đế kế vị nhưng thụy hiệu của bà cũng không có đế thụy Duệ của chồng, không như chính thất của Minh Anh Tông Chu Kỳ Trấn là Hiếu Trang Duệ Hoàng hậu. Sau khi mất, tuy được hợp táng ở Dụ Lăng, nhưng bà không được phối thờ ở Thái miếu mà ở một điện riêng biệt ở Phụng Tiên điện, để phân biệt ngôi vị đích thứ, từ đó về sau triều Minh theo lệ này, các Hoàng hậu vốn không phải là nguyên phối của Tiên đế thì thờ ở đấy.
Minh Đại Tông
Chu Kì Ngọc
1Hiếu Uyên Cảnh Hoàng hậuUông thịThành vương phi

Hoàng hậu

Thành vương phi

1449 – 1452Hoàng hậu đầu tiên tại vị của Minh Đại Tông Chu Kì Ngọc.

Sau bị phế truất. Minh Vũ Tông Chu Hậu Chiếu truy phong thuỵ hiệu cho bà là Trinh Huệ An Hòa Cảnh Hoàng hậu. Triều Nam Minh cải thụy cho bà thành Hiếu Uyên Túc Ý Trinh Huệ An Hòa Phụ Thiên Cung Thánh Cảnh Hoàng hậu.

2Túc Hiếu Hoàng hậuHàng thịTrắc thất

Quý phi

Hoàng hậu

1452 – 1453Hoàng hậu thứ hai của Minh Đại Tông Chu Kì Ngọc và là sinh mẫu của Hoài Hiến Thái tử Chu Kiến Tề. Bị Minh Anh Tông Chu Kì Trấn truy phế ngôi vị Hoàng hậu. Về sau, triều Nam Minh mới phục lại thuỵ hiệu cho bà.
Minh Hiến Tông
Chu Kiến Thâm
1Ngô Hoàng hậuNgô thịTú nữ

Thái tử phi

Hoàng hậu

Phế hậu

7/1464 – 8/1464 (31 ngày)Hoàng hậu đầu tiên của Minh Hiến Tông Chu Kiến Thâm. Bà là Hoàng hậu tại ngôi ngắn nhất lịch sử nhà Minh, chỉ tại ngôi 31 ngày rồi bị Minh Hiến Tông Chu Kiến Thâm phế truất.
2Hiếu Trinh Thuần Hoàng hậuVương thịTú nữ

Trắc thất

Hoàng hậu

Hoàng thái hậu

Thái hoàng thái hậu

1464 – 1487Hoàng hậu thứ hai được sắc phong dưới triều Minh Hiến Tông Chu Kiến Thâm. Bà trở thành Hoàng thái hậu dưới triều Minh Hiếu Tông Chu Hữu Đường và trở thành Thái hoàng thái hậu thứ ba của nhà Minh dưới triều Minh Vũ Tông Chu Hậu Chiếu. Bà cũng là Thái hoàng thái hậu cuối cùng của triều Minh.
3Hiếu Mục Hoàng hậuKỉ thịCung nhân

Thục phi

Thụy phongLà một phi tần của Minh Hiến Tông Chu Kiến Thâm, sinh mẫu của Minh Hiếu Tông Chu Hựu Đường và là tổ mẫu của Minh Vũ Tông Chu Hậu Chiếu. Bị Cung Túc Hoàng quý phi sát hại. Thụy hiệu ban đầu là Cung Khác Trang Hy Thục phi. Sau Minh Hiếu Tông Chu Hựu Đường lên ngôi truy phong thụy hiệu Hiếu Mục Hoàng hậu.
4Hiếu Huệ Hoàng hậuThiệu thịThần phi

Quý phi

Thụy phongphi tần của Minh Hiến Tông Chu Kiến Thâm. Sinh mẫu của Minh Duệ Tông Chu Hữu Nguyên, Kỳ Huệ vương Chu Hựu Lâm, Ung Tĩnh vương Chu Hựu Duẫn. Tổ mẫu của Minh Thế Tông Chu Hậu Thông.
Minh Hiếu Tông
Chu Hựu Đường
Hiếu Thành Kính Hoàng hậuTrương thịThái tử phi

Hoàng hậu

Hoàng thái hậu

1487 1505Hoàng hậu duy nhất của Minh Hiếu Tông Chu Hựu Đường và là vị Hoàng hậu duy nhất trong lịch sử Trung Quốc sống theo chế độ một vợ một chồng với Hoàng đế. Sinh mẫu của:
  • Minh Vũ Tông Chu Hậu Chiếu
  • Uất Điệu vương Chu Hậu Vĩ
  • Thái Khang công chúa
Minh Vũ Tông
Chu Hậu Chiếu
Hiếu Tĩnh Nghị Hoàng hậuHạ thịHoàng hậu

Trang Túc Hoàng hậu

1506 – 1535Hoàng hậu duy nhất của Minh Vũ Tông Chu Hậu Chiếu.
Minh Thế Tông
Chu Hậu Thông
1Hiếu Khiết Túc Hoàng hậuTrần thịChính thất

Hoàng hậu

1522 – 1528Hoàng hậu đầu tiên của Minh Thế Tông Chu Hậu Thông. Sau khi qua đời, Minh Thế Tông Chu Hậu Thông ban thụy cho bà là Điệu Linh Hoàng hậu rồi Hiếu Khiết Hoàng hậu. Về sau Minh Mục Tông Chu Tái Hậu đăng cơ, cải thụy thành Hiếu Khiết Cung Ý Từ Duệ An Trang Tương Thiên Dực Thánh Túc Hoàng hậu.
2Trương Hoàng hậuTrương thịThuận phi

Hoàng hậu

1530 – 1535Hoàng hậu thứ hai của Minh Thế Tông Chu Hậu Thông. Sau bị phế truất, khi bà qua đời Minh Thế Tông Chu Hậu Thông không ban cho bà thụy hiệu nào.
3Hiếu Liệt Hoàng hậuPhương thịĐức tần

Đức phi

Hoàng hậu

1535 – 1547Hoàng hậu thứ ba của Minh Thế Tông Chu Hậu Thông. Sau khi qua đời, Minh Thế Tông Chu Hậu Thông ban thuỵ cho bà là Cửu Thiên Kim Khuyết Ngọc Đường Phụ Thánh Thiên Hậu Chưởng Tiên Diệu Hoa Nguyên Quân. Minh Mục Tông Chu Tái Hậu, con trai của Minh Thế Tông Chu Hậu Thông đã không công nhận Hiếu Liệt Hoàng hậuHoàng hậu chính thất của cha mình nên đã cải thuỵ thành Hiếu Liệt Đoan Thuận Mẫn Huệ Cung Thành Chi Thiên Vệ Thánh Hoàng hậu.
4Hiếu Khác Hoàng hậuĐỗ thịKhang tần

Khang phi

Thụy phongphi tần của Minh Thế Tông Chu Hậu Thông. Bà chưa từng ở ngôi Hoàng hậu khi còn sống, bà chỉ được truy phong bởi người con trai duy nhất của bà là Minh Mục Tông Chu Tái Hậu.
Minh Mục Tông
Chu Tái Hậu
1Hiếu Ý Trang Hoàng hậuLý thịChính thất

Dụ vương phi

Thụy phongLà chính thất vương phi của Minh Mục Tông Chu Tái Hậu khi ông còn là Dụ vương. Bà mất trước khi Minh Mục Tông Chu Tái Hậu đăng cơ. Sau khi lên ngôi, ông truy phong cho bà là Hiếu Ý Hoàng hậu. Về sau Minh Thần Tông Chu Dực Quân thêm tự vào thụy hiệu, truy tôn là Hiếu Ý Trinh Huệ Thuận Triết Cung Nhân Lệ Thiên Tương Thánh Trang Hoàng hậu. Sinh mẫu của:
  • Hiến Hoài Thái tử Chu Dực Dặc
  • Tĩnh Điệu vương Chu Dực Linh
  • Bồng Lai công chúa
2Hiếu An Hoàng hậuTrần thịKế thất

Dụ vương phi

Hoàng hậu

Hoàng thái hậu

1567–1572Hoàng hậu duy nhất tại vị dưới triều Minh Mục Tông Chu Tái Hậu. Tuy không phải sinh mẫu, nhưng bà được Minh Thần Tông Chu Dực Quân hết lòng hiếu thuận, và cùng với Hiếu Định Hoàng hậu tình cảm như chị em. Sau khi qua đời, tuy là chính thất Hoàng hậu nhưng thụy hiệu của bà không có đế thụy Trang của Minh Mục Tông Chu Tái Hậu, vì bà là kế thất, còn nguyên phối của ông là Hiếu Ý Trang Hoàng hậu. Dù vậy bà vẫn là vị Hoàng hậu nguyên phối duy nhất. Khi bà qua đời, thần chủ cũng không ở chính điện của Phụng Tiên điện mà ở một gian riêng biệt.
3Hiếu Định Hoàng hậuLý thịCung nhân

Quý phi

Hoàng thái hậu

Thụy phongphi tần của Minh Mục Tông Chu Tái Hậu. Minh Thần Tông Chu Dực Quân kế vị khi còn nhỏ, bà được tôn làm Hoàng thái hậu và giúp Hoàng đế nhỏ tuổi chấp chính, trở thành một trong những Hoàng thái hậu hiếm hoi của nhà Minh có quyền buông rèm nghe chính sự. Bà là vị Hoàng thái hậu tại vị cuối cùng theo lịch sử nhà Minh và đồng thời là vị Hoàng thái hậu người Hán cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc. Hiếu Định Hoàng hậu qua đời, thụy hiệu toàn xưng là Hiếu Định Trinh Thuần Khâm Nhân Đoan Túc Bật Thiên Tộ Thánh Hoàng thái hậu, bà không có đế thụy Trang vì bà chỉ là phi tần của Minh Mục Tông Chu Tái Hậu. Sinh mẫu của:
  • Thái Hòa công chúa
  • Minh Thần Tông Chu Dực Quân
  • Thọ Dương công chúa
  • Vĩnh Ninh công chúa
  • Lộ Giản vương Chu Dực Lưu
  • Thụy An công chúa
Minh Thần Tông
Chu Dực Quân
1Hiếu Đoan Hiển Hoàng hậuVương Hỉ ThưChính thất

Hoàng hậu

1578–1620Hoàng hậu duy nhất dưới triều Minh Thần Tông Chu Dực Quân và là sinh mẫu của Vinh Xương công chúa. Bà giữ ngôi Hoàng hậu từ khi Minh Thần Tông Chu Dực Quân đăng cơ năm 1578, đến khi qua đời cùng năm với ông vào năm 1620, tổng cộng 42 năm. Bà trở thành vị Hoàng hậu tại ngôi chính cung với thời gian dài nhất trong lịch sử Trung Quốc, Hoàng hậu tại ngôi với thời gian dài thứ nhì là Hiếu Vũ Tư Hoàng hậu dưới triều Hán Vũ Đế Lưu Triệt trong 38 năm.
2Hiếu Tĩnh Hoàng hậuVương thịCung nhân

Cung phi

Hoàng quý phi

Thụy phongphi tần của Minh Thần Tông Chu Dực Quân. Khi bà qua đời, được truy phong làm Ôn Túc Đoan Tĩnh Thuần Ý Hoàng quý phi. Minh Hi Tông Chu Do Hiệu, cháu ruột của bà lên ngôi tấn tôn thụy hiệu là Hiếu Tĩnh Ôn Ý Kính Nhượng Trinh Từ Tham Thiên Dận Thánh Hoàng thái hậu. Sinh mẫu của:
3Hiếu Ninh Hoàng hậuTrịnh thịTú nữ

Thục tần

Đức phi

Quý phi

Hoàng quý phi

Thụy phongQuý phi của Minh Thần Tông Chu Dực Quân. Sinh mẫu của:
  • Vân Hòa công chúa
  • Bân Ai vương Chu Thường Tự
  • Minh Cung Tông Chu Thường Tuân, cha ruột của Minh An Tông Chu Do Tung của nhà Nam Minh.
  • Nguyên Hoài vương Chu Thường Trị
  • Linh Khâu công chúa
  • Thọ Ninh công chúa
Minh Quang Tông
Chu Thường Lạc
1Hiếu Nguyên Trinh Hoàng hậuQuách thịThái tử phiThụy phongLà nguyên phối của Minh Quang Tông Chu Thường Lạc khi ông còn là Hoàng thái tử và là sinh mẫu của Hoài Thục công chúa. Khi bà qua đời có thụy hiệu là Cung Tĩnh Thái tử phi. Sau khi Minh Quang Tông Chu Thường Lạc lên ngôi, chỉ tại vị được 29 ngày thì băng hà, nên không thể truy phong cho bà làm Hoàng hậu. Đến khi Minh Hy Tông Chu Do Hiệu kế vị, bèn truy phong cho đích mẫu thụy hiệu là Hiếu Nguyên Chiêu Ý Triết Huệ Trang Nhân Hợp Thiên Bật Thánh Trinh Hoàng hậu.
2Hiếu Hòa Hoàng hậuVương thịTài nhân

Hoàng thái hậu

Thụy phongLà thứ thiếp của Minh Quang Tông Chu Thường Lạc. Một năm sau khi bà qua đời, Minh Quang Tông Chu Thường Lạc lên ngôi nhưng chỉ tại vị được 29 ngày thì băng hà, nên không thể truy phong thụy hiệu cho bà. Đến khi Minh Hy Tông Chu Do Hiệu kế vị, đã dâng thuỵ cho bà là Hiếu Hoà Cung Hiến Ôn Mục Huy Từ Hài Thiên Cúc Thánh Hoàng thái hậu. Sinh mẫu của:
3Hiếu Thuần Hoàng hậuLưu thịThục nữThụy phongLà phi tần của Minh Quang Tông Chu Thường Lạc và là sinh mẫu của Minh Tư Tông Chu Do Kiểm. Bị sát hại. Minh Hy Tông Chu Do Hiệu nối ngôi đã truy phong cho bà là Hiền phi. Sau khi Minh Tư Tông Chu Do Kiểm lên kế vị đã dâng thuỵ hiệu đầy đủ cho mẹ mình là Hiếu Thuần Cung Ý Thục Mục Trang Tĩnh Bì Thiên Dục Thánh Hoàng thái hậu.
Minh Hy Tông
Chu Do Hiệu
Hiếu Ai Triết Hoàng hậuTrương Bảo ChâuHoàng hậu

Ý An Hoàng hậu

1621 – 1644Hoàng hậu duy nhất dưới triều Minh Hy Tông Chu Do Hiệu và là sinh mẫu của Hoài Trùng Thái tử Chu Từ Niên. Bà trở thành một vị Hoàng hậu rất nổi tiếng, khi có tranh chấp quyết liệt với vị đại hoạn quan khuynh triều khi ấy là Ngụy Trung Hiền và thành công giúp Minh Tư Tông Chu Do Kiểm lên ngôi. Nhiều thuyết cho rằng Hoàng hậu đã tự sát khi nhà Minh sụp đổ. Về sau, Minh An Tông Chu Do Tung nhà Nam Minh ban thụy hiệu là Hiếu Ai Từ Tĩnh Cung Huệ Ôn Trinh Giai Thiên Hiệp Thánh Triết Hoàng hậu.
Minh Tư Tông
Chu Do Kiểm
Hiếu Tiết Liệt Hoàng hậuChu thịHoàng hậu1628 – 1644Hoàng hậu của Minh Tư Tông Chu Do Kiểm và là vị Hoàng hậu chính thống cuối cùng của triều đại nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc. Khi nhà Minh diệt vong thì treo cổ tự sát. Thanh Thế Tổ Thuận Trị Đế đặt thụy hiệu là Hiếu Kính Trinh Liệt Từ Huệ Trang Mẫn Thừa Thiên Phối Thánh Đoan Hoàng hậu sau cải thụy hiệu thành Trang Liệt Mẫn Hoàng hậu. Minh An Tông Chu Do Tung nhà Nam Minh dâng thụy hiệu cho bà là Hiếu Tiết Trinh Túc Uyên Cung Trang Nghị Phụng Thiên Tĩnh Thánh Liệt Hoàng hậu. Sinh mẫu của:
  • Điệu Hoàng đế Chu Từ Lãng
  • Hoài Ẩn vương Chu Từ Huyên
  • Định Ai vương Chu Từ Huỳnh
  • Khôn Nghi công chúa
  • Trường Bình công chúa
  • Chiêu Nhân công chúa

Nam Minh

Hoàng đếThứ tựHoàng hậuTên thậtChức vịThời gian tại vịGhi chú
Minh An Tông
Chu Do Tung
1Hiếu Triết Giản Hoàng hậuHoàng thịNguyên phốiThụy phong
2Hiếu Nghĩa Hoàng hậuLý thịKế thấtThụy phong
Minh Thiệu Tông
Chu Dật Kiện
Hiếu Nghị Tương Hoàng hậuTăng thịĐường vương phi

Hoàng hậu

1645 – 1646Hoàng hậu đầu tiên nhà Nam Minh, lên ngôi ở Phúc Châu, khi nhà Nam Minh đang ở bờ vực suy tàn.

Bị quân Mãn Thanh bắt, cùng Thiệu Tông treo cổ tự tận.

Minh Chiêu Tông
Chu Do Lang
Hiếu Cương Khuông Hoàng hậuVương thịQuế vương phi

Hoàng hậu

1646 – 1661Hoàng hậu cuối cùng nhà Nam Minh, lên ngôi ở Triệu Khánh, sau trốn sang Nam Ninh.

Năm 1661 cùng Chiêu Tông trốn đến Miến Điện, được 1 năm thì bị bắt giao cho phản tướng Ngô Tam Quế, buộc tự vẫn cùng gia quyến.